Dấu hiệu chế độ CSVN sụp đổ:
----- Forwarded Message -----
From: 'loc nguyen' via hoaihuong
To: Hoai Huong <hoaihuong@googlegroups.com>
Sent: Tuesday, August 3, 2021, 06:56:52 AM PDT
Subject: [hoaihuong] Fw: Bất ngờ : Saì goǹ đang thâḿ nôĩ đau tưng ngaỳ, nhạc của Nam Lộc được hát ở trong nước!
Kính chuyển đến quý anh chị và các bạn, một bài viết lạ từ VN vừa nhận được sáng nay. Còn gì an ủi hơn khi được xoa dịu nỗi đau của đồng loại bằng âm nhạc của mình! (NL)
----- Forwarded Message -----
From: 'hungthe' via PhucHungViet <phuchungviet@googlegroups.com>
To: HoaTuDo
Sent: Tuesday, August 3, 2021, 12:26:45 AM PDT
Subject: Fw: Bất ngờ : Saì goǹ đang thâḿ nôĩ đau tưng ngaỳ, nhạc của Nam Lộc được hát ở trong nước!
Một sự kiện bất ngờ, hai trong số những sáng tác của nhạc sĩ Nam Lộc từng bị cấm đoán ở VN từ suốt hơn 40 nằm qua, bỗng nhiên lại được người dân lan truyền rộng rãi trên FB và được họ hát công khai cũng như phổ biến ở khắp mọi nơi. Mời quý vị theo dõi bài viết của một người từ Hà Nội.
Chú thích: Người viết bài này đã ghi nhầm ca khúc Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt là của Phạm Duy, tuy nhiên trong video thì nhóm thực hiện đã nhắc đúng tên tác giả.
Sài Gòn, Nỗi Đau Thấm Từng Ngày
Ngọc Quyên
(Nhóm Tiếng Dân, Hà Nội)
Trong những ngày khổ nạn dập xuống cuộc đời của người dân Việt Nam, từ Bắc chí Nam, người ta chỉ còn tìm sự an ủi bằng âm nhạc. Người Sài Gòn thì hát "Nỗi Đau Thấm Từng Ngày", còn dân ở những nơi khác, đang đói khát sống ở thành phố Hồ Chí Minh thì đành phải di tản để trở về quê cũ trong những điều kiện khó khăn và trở ngại Kính mời quý vị cùng nghe những bài hát đó sau đây: Trước hết là bản "Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt" của nhạc sĩ Nam Lộc đã được người dân Sài Gòn đổi lời và hát để an ủi lẫn nhau như sau:
"Sài Gòn Đang Thấm Nỗi Đau Từng Ngày"
Sài Gòn đang thấm nỗi đau từng ngày
Sài Gòn đang thấm nỗi đau từng ngày
Và như đã nói ở trên, những người từ nơi khác đến Sài Gòn nay phải di tản về quê cũ, làng xưa, họ đi từng đoàn, từng loạt, vừa đi vùa hát "Người Di Tản Buồn"!
Tháng 7, 2021, sau 46 năm, Saigon mới chứng kiến lại cảnh người Dân tháo chạy tán loạn, người ta dùng từ ”Đại lộ kinh hoàng” khi nói về các chuyến di tản khỏi Saigon, Bình Dương để trở về Trung, ra Bắc rất đông, người ta thấy họ ăn và ngủ bên lề đường sau một ngày chạy bằng những chiếc xe máy, cảnh nằm vật vờ nhìn buồn đến não lòng.
Họ trở về vì hoàn cảnh không cho phép họ ở lại, có hai vợ chồng chạy lên vùng Lào Cai xa xôi giáp Trung Quốc bằng chiếc xe cà tàng, không ai giúp cũng chẳng ai hỗ trợ, họ đi như thế vì không còn đường nào khác, có 4 mẹ con, họ đạp xe từ trong Nam trở về Nghệ An, có bà Cụ đi bộ từ Saigon cũng ra tận Trung…. Không còn lối thoát, đã buộc những cuộc di tản tán loạn làm cho những ai có lương tri đọc và chỉ biết ngậm ngùi.
Một chính phủ thất bại, một quốc hội nhố nhăng, một đảng cầm quyền chỉ vì lợi ích nhóm đã đẩy đưa Dân tộc triền miên trong khổ đau, và đọa đày.
Có người sẽ trách móc họ rằng sao phải đi như vậy vừa nguy hiểm, vừa làm lây lan dịch bệnh?
Nếu không đi thì ngày mai chủ trọ đuổi họ sẽ lấy gì để trả? Lấy gì ăn? Khi các nhóm lợi ích xóa bỏ chợ truyền thống để đẩy Dân vào BHX, giá cắt cổ, trong khi trong người họ không còn một xu nào thì sao sống được? rồi tiền điện nước, bao thứ khác phải lo. Đâu phải ai cũng có tivi để nhận hỗ trợ từ chính phủ?
Như ta thấy ở Mỹ, Úc hay các nước như Thái Lan, Mã Lai chính phủ chuyển thẳng tiền cho Dân vào tài khoản, chứ bên đó làm gì có Tổ trưởng dân phố nào giàu lên vì đem giòng họ vào giành phần nhận hỗ trợ đâu?
Chính phủ, quốc hội chỉ lo làm sao vay tiền và vinh thân phì gia bằng cách kê khống thiết bị y tế, họ lo làm sao chi tiền cho quân đội hay công an mà làm sao ăn bớt được chứ có ai mà nghĩ là đem 3 ký gạo hay 1 cân thịt để phát cho Dân đâu?
Cuộc di tản tháng bảy, nhìn đâu cũng thấy bi thương, nhìn đâu cũng thấy đau lòng, người có lương tâm thì lại không có quyền bính, người có quyền bính thì không có trái tim.. Saigon, đất nước, không chiến tranh, mà sao lại có những ngày di tản buồn đến như thế! Và dân tôi, một lần nữa lại mang thân phận của những "nguời di tản buồn"!
"Người Di Tản Buồn"
No comments:
Post a Comment