Saturday, July 31, 2021

Lá Thư Nói Thẳng Nói Thật Số 6: Những “Không Đúng” Trong Tranh Cãi Liên Quan Đến Dự Án Xây Dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị

Những tranh cãi liên quan đến dự án Xây Dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị vẫn không có dấu hiệu đến hồi kết, nhưng có vẻ càng ngày càng gay gắt hơn. Lý do chính đưa đến sự căng thẳng này phần lớn là do sự hiểu sai về nhiều lập luận hay vấn đề được đưa ra. Dưới đây là nhiều lập luận đó và sự giải thích nên được cân nhắc.

 

1. Quyết định đình hoãn vô thời hạn của HDTP Westminster chỉ là tạm thời. Không đúng. Mặc dầu là quyết định của HDTP có tựa đề chính thức là “định hoãn vô hạn định,” nhưng quyết định này đi cùng với nhiều biện pháp khác nhằm chắc chắn là dự án không thể nào thực hiện được, ví dụ như phải xây dựng tại một nơi khác chưa được xác định và không được tại xây dựng tại khu Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, chịu dưới quyền kiểm soát của một ủy ban mới thành lập để duyệt xét tất cả các tượng đài mà có nhiều người không do dân bầu như không bao giờ hỗ trợ một tượng đài xây dựng trong khu TD Chiến Sĩ Việt Mỹ, giao quyền xây dựng cho một nhóm cựu quân nhân gốc Việt đang chống đối dự án XDTD, và ngăn cấm cả những thành viên trong UBXDTD hiện nay được tham dự vào ủy ban mới này mặc dầu UBXDTD vẫn phải trang trãi cho tất cả các chi phí này. Có thể nói, với sự sắp đặt của những động thái này, 3 Nghị Viên Kimberly Hồ, Tài Đỗ và Carlos Manzo muốn chôn sống dự án XDTD nhiều lần, chứ không phải một lần, để chắc chắn rằng dự án này sẽ không được phục hồi cho dầu các nghị viên này sẽ ra đi trong tương lai.

Với những tiêu chuẩn mới này, không ai có thể nói được là dự án XDTD có thể tiến hành được nếu không có sự can thiệp của tòa án hay một trong ba người đổi ý. Một số người vẫn tiếp tục tiếp tục luận điệu  “đình hoãn tạm thời” này chỉ vì họ không có đủ can đảm để nhìn nhận rằng họ đã tham gia “giật sập” tượng đài ngay cả trước khi xây.

2. Quyết định Thành phố Westminster đứng ra xây dựng tượng đài và lập Ủy Ban mới. Đúng, nhưng cũng chỉ là bước thêm nữa với mục tiêu chôn sống tượng đài thêm một lần nữa cho chắc ăn. NV Kimberly Hồ đã đề nghị TP đứng ra xây dựng tượng đài với thành phần ủy ban mới mà chưa được thảo luận với cộng đồng, hội ý với các hội đoàn quân nhân, kế hoạch gây quỹ cũng như nghiên cứu kế hoạch khả thi bởi nhân viên thành phố. Đề xướng này chưa có mô hình, nội dung, thành phần ủy ban rõ ràng cũng như địa điểm. Có một điều chắc là sẽ không được xây tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ như đã được Hội Đồng Thành Phố chấp thuận vào ngày 9 tháng 12 năm ngoái.

Đây là kế hoạch một mình, một chợ và một tượng đài theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. Đề án được đưa ra và thông qua chỉ để biện minh là dự án XDTD CTQT sẽ tiếp tục và không hề bị “giật sập”, còn mọi chuyện khác tính sau.

3. Tượng đài dùng hình ảnh cờ vàng quệt đất và lượm lặt trên Internet. Không đúng. Câu chuyện bôi bác này bắt đầu từ lá thư của ông Cựu Thiếu Tá Lê Quang Liễn nhân danh Tổng Hội Trưởng Tổng Hội TQLC trong mục đích chỉ trích dự án TDCTQT với sự chứng giám của các thành viên giám sát và cố vấn cao cấp của TH TQLC, sau đó trở thành đề tài chính cho các hội cựu quân nhân tại Little Saigon để chống đối TDCTQT rồi được NV Kimberly Hồ đưa vào nghị trường Westminster và trở thành một trong những lý do chính để “đình hoãn vô hạn định” dự án này, và sau cùng cũng chính TH TQLC đưa ra một điện thư ký tên Đại Tá Ngô Văn Định, một thành viên cố vấn của TH TQLC, nhìn nhận tấm hình mà UBXDTD xử dụng làm biểu tượng chính là chính xác nhất thể hiện chiến thắng tái chiếm CTQT và để chấm dứt những “tranh cãi vô ý nghĩa.” (từ ngữ nguyên văn trong điện thư).  Xin đọc bài Nói Thẳng Nói Thật Số 5  - Chuyện Hai Tấm Hình Dựng Cờ Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị - Lá Thư Nói Thẳng Nói Thật Số 5 - Tượng Đài Cổ Thành Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 (quangtrimonument.com) để hiểu rõ hơn đây chỉ là một âm mưu của các nhóm cựu quân nhân dựng lên câu chuyện này để chống đối dự án TD chỉ vì họ không có lý do nào khác chính đáng hơn.

4. Xây TD CTQT ở chỗ khác thì đã có sao? Không đúng và không thể chấp nhận được. Đây là ước nguyện và đòi hỏi của chỉ một ông Bob Harrison, một hạ sĩ quan cựu chiến binh Hoa Kỳ, đối với nhóm sĩ quan trong thành phần lãnh đạo Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QLVNCH như đã được tiết lộ trong lá thư riêng gởi đến đến các vị cựu quân nhân này theo buổi họp riêng của họ tại Đền Thánh Trần Hưng Đạo. Đề nghị đổi địa điểm này là một sĩ nhục cho cộng đồng cư dân gốc Việt tại Westminster.  Nếu mục đích vinh danh QLVNCH là quan trọng, thì khu Công Viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ là nơi xứng đáng nhất và thích hợp nhất cho mục đích này.

Cho tới giờ này, các hội cựu quân nhân trong nhóm LHCCS cũng chỉ biết nghe theo ý muốn của ông Bob Harrison mà không một lời giải thích. Sự im lặng này cũng giống như sự im lặng người ta chứng kiến khi các cấp lãnh đạo này im thinh thích khi ông Tỷ Phú Hoàng Kiều sĩ nhục toàn thể QLVNCH trong khi chính họ đứng trên cùng sân khấu hay ngồi trong số khán giả. Họ không dám đứng lên phản đối vì sợ không có xe bus đi về.  Và trong suốt một năm sau đó họ cũng không có can đảm nói lên lời nào để giải thích về hiện tượng này.  Làm sao giải thích được với bao nhiêu thế hệ tỵ nạn cộng sản hiện nay và trong tương lai là trong một thành phố với hơn 60% là cư dân gốc Việt và 4 trong 5 Nghị Viên là gốc Việt mà để cho một ông cựu chiến binh người Mỹ sỏ mũi kéo chạy ra khỏi Công Viên Tự Do như vậy?

5. UBXDTD hoạt động âm thầm, mờ ám và không tham khảo với các cựu quân nhân. Không đúng. UBXDTD là một tổ chức bất vụ lợi và hoạt động danh chính ngôn thuận với các thiện nguyện viên từ khắp nơi trên toàn Hoa Kỳ, trong đó có nhiều cựu quân nhân VNCH. Đây là một phương thức sinh hoạt rất thông thường trong các hội đoàn trong cộng đồng.  Trong suốt quá trình soạn thảo, UB luôn tham khảo với nhiều nhiều cựu quân nhân với nhiều chuyên môn và chức vụ khác nhau. Ngay sau khi UBXDTD được cấp giấy phép xây dựng TD, UB lập tức liên lạc với nhiều hội đoàn cựu quân nhân để tìm sự giúp đỡ và hỗ trợ ý kiến. Đây là thời gian mà UB cần phải trình bày về mô hình của dự án, mục đích và ý nghĩa cũng như thành phần nhân sự để tìm kiếm sự hỗ trợ và tin tưởng của cộng đồng từ khắp nơi.  Rất nhiều các hội đoàn cựu quân nhân cũng như viên chức cao cấp trong QLVNCH đã nhận lời tham gia đóng góp hay làm cố vấn. Riêng chỉ có TH TQLC là trả lời không hỗ trợ. Các hội cựu quân nhân tại Nam như LHCCS Nam Cali hay Hội Thủy Quân Lục Chiến Nam Cali thì không trả lời gì hết. Lý do chính mà các nhóm này không dám nói thẳng ra là tại sao không tham khảo họ trước đó, hay tại sao tham khảo người khác hay người ở xa mà không tham khảo họ ở gần nhà hơn.

6. Không ai chống đối TD CTQT, họ chỉ muốn thay đổi cho tốt hơn. Không đúng. NV Kimberly Hồ hay các hội cựu quân nhân chưa bao giờ đưa ra một đề nghị hay giải pháp nào tốt đẹp hơn ngoại trừ những giải pháp mà họ biết là không thể chấp nhận hay thực hiện được, ví dụ như dời TD ra chỗ khác chưa xác định, đổi tấm hình từ đúng đắn sang hình biểu diễn dàn dựng, thay đổi thành phần nhân sự từ UBXDTD hiện nay sang các cựu quân nhân đang chống đối tượng đài, buộc UBXDTD trang trãi mọi chi phí nhưng không được có tiếng nói hay để những thành phần cựu quân nhân đã từng hỗ trợ Tỷ Phú Hoàng Kiều nắm quyền kiểm soát dự án. Không có gì cho thấy các thành phần cựu quân nhân chống đối này có hiểu biết hay xứng đáng hơn các cựu quân nhân QLVNCH khác tại Little Saigon hay các nơi khác.

7. Không chống đối TD CTQT, nhưng chỉ muốn thay đổi một số nhân sự trong UBXDTD rồi … sẽ tính tiếp. Không đúng. Đây là đề nghị chính thức của nhóm Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Nam California đượng công bố tại buổi họp báo của họ vào ngày đầu tháng 7 vừa qua. Đề nghị này có ý muốn đòi hỏi sự ra đi của các thành viên trong UB như Ls Trần Thái Văn, Ls Nguyễn Quốc Lân hay Thị Trưởng Tạ Đức Trí.  Đây là một ý tưởng rất là vô lý. Không một hội đoàn nào lại có quyền đòi đổi nhân sự của các hội đoàn khác trong khi các nhân sự này không làm điều gì sai trái. Không những vậy, thành phần nhân sự của UB hiên nay đã đem lại sự tin tưởng, hỗ trợ và thành công chưa từng có từ trước đến nay, ví dụ như được sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi thành phần cộng đồng hay cựu quân nhân từ khắp nới, kết quả quyên góp tài chánh đạt được mục tiêu chỉ trong vòng 2 tháng thay vì 6 tháng như dự trù và tất cả đã được công bố trên web site của UB ở địa chỉ www.cothanhquangtri.com Sự hỗ trợ này vượt xa sự chống đối của một số nhỏ hội đoàn cựu quân nhân tại Quận Cam về chất lượng cũng như số lượng.

8. Không ai chống đối TD CTQT, chỉ là không đồng ý cách xây dựng như thế nào thôi. Không đúng. Mặc dầu tất cả mọi thành phần lên tiếng phản đối dự án, kể cả ông cựu chiến binh Bob Harrison, một người luôn ra mặt chống đối tất cả mọi dự án vinh danh QLVNCH từ trước đến nay, đều vỗ ngực tuyên xưng là không chống đối dự án XDTD. Tuy nhiên mỗi đề nghị họ đưa ra đều có tác dụng không chấp nhận được hay không thực hiện được và họ không muốn ngồi xuống để thảo luận những khía cạnh khả thi của những đề nghị của họ. Họ chỉ muốn dựa vào quyết định đình hoãn “vô hạn định” của HDTP và đưa UBXDTD vào một thế duy nhất là chấp nhật thì tốt, nếu không thì việc đình hoãn sẽ tiếp tục cho tới khi chấp nhận. Có ai có thể nói rằng “đình hoãn vô hạn định” như vậy là tạm thời hay chấm dứt?

Các thành phần chống đối này sẽ tiếp tục vỗ ngực tự xưng là họ không bao giờ chống đối tượng đài. Sự phán xét đúng hay sai không phải là những lời nói do họ tuyên bố, nhưng là do ở đồng hương phán xét dựa trên những hành đồng họ làm.

9. Tại sao không ngồi xuống nói chuyện với nhau để tìm ra giải pháp tốt hơn? Không đúng. Trước khi NV Kimberly Hồ thành viên trong nhóm 3 người đưa ra quyết định đình hoãn vô hạn định, họ chưa bao giờ nói chuyện với bất cứ ai từ UBXDTD hay các thành phần cựu quân nhân hỗ trợ dự án. Sau khi quyết định “đình hoãn vô hạn định” được ban hành, UB đã có nhiều lần tiếp xúc với NV Kimberly Hồ để thảo luận các giải pháp, nhưng mỗi lần tưởng như có được giải pháp thì NV Kimberly Hồ lại đưa ra một giải pháp hoàn toàn mới lạ và không chấp nhận được. Xin xem bản thảo của hai bản dự thảo thỏa thuận để biết rõ sự khác biệt này.

Riêng các hội đoàn cựu quân nhân thì họ không bao giờ muốn nói chuyện với UBXDTD mà đã mời gọi qua văn thư, buổi họp báo của UBXDTD, bản lên tiếng Nói Thẳng Nói Thật Số 3b - Tại Sao Các Hội Đoàn Cựu Quân Nhân Muốn Giật Sập Tượng Đài Cổ Thành Quảng Trị, trên các bản tin báo chí hay chương trình hội luận trên radio, tv hay mạng xã hội. UBXDTD tin rằng chỉ có đối thoại mặt đối mặt với nhau thì mới giảm thiểu được tình trạng tung ra những chuyện bịa đặt mà không bị chất vấn. Đây có thể là chiến thuật “liệng lựu đạn rồi bỏ chạy” trong một số thành phần cựu quân nhân.  Hãy đứng lại để đối diện và thẩm định vấn đề để đồng hương có thể phán xét sự việc đúng sai của mỗi sự việc.

10. Tại sao không có hội đoàn cựu quân nhân nào ủng hộ TD CTQT? Không đúng. Ngoại trừ TH TQLC và hai nhóm cựu quân nhân tại Quận Cam là Liên Hội CCS và Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH Miền Tây Nam Hoa Kỳ lên tiếng chống đối mà thôi. Các hội đoàn này không nhất thiết đại diện các thành phần cựu quân nhân VNCH.  Bằng chứng là rất nhiều các hội đoàn cựu quân nhân và các viên chức cao cấp khác trong QLVNCH đã hỗ trợ mạnh mẽ cho dự án như đã được liệt kê và thông báo trên trang nhà của UB ở địa chỉ www.cothanhquangtri.com Không có lý do gì cho thấy các nhóm cựu quân nhân tại Quận Cam hiểu biết hơn, có tư cách hơn, xứng đáng hơn các cựu quân nhân QLVNCH tại Quận Cam hay các nơi trên toàn Hoa Kỳ hay thế giới.

Kết Luận. Trên đây chỉ là một vài những lập luận thường nghe nhất trong các tranh cãi liên hệ đến TD CTQT. Tất cả những tranh cãi nhằm chống đối TD CTQT chỉ hỗ trợ cho ước muốn của CSVN là không muốn nhắc đến chiến tích oai hùng tại Cổ Thành Quảng Trị vào Mùa Hè Đỏ Lửa là biểu tượng của tinh thần chiến đấu của QLVNCH. Nếu dự án này thất bại thì CSVN bất chiến tự nhiên thành.
Lan Quoc Nguyen, Esq.

Friday, July 30, 2021

Lên Án Quyết Định Thành Lập Ủy Ban và Xây Dựng “Tượng Đài Khác” của HDTP Westminster

(Westminster, CA) UBXDTD cực lực lên án quyết định của ba vị Nghị Viên Kimberly Hồ, Tài Đỗ và Carlos Manzo trong buổi họp của HDTP Westminster vào ngày 28 tháng 7 nhằm thành lập một Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài mới để xây dựng một tượng đài Cổ Thành Quảng Trị khác trong khi chưa giải quyết xong việc xây dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị từ Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài đã được chấp thuận hơn 7 tháng trước, vào ngày 9 tháng 12 năm ngoái. Quyết định này chỉ nhằm mục đích tạo cơ hội cho ba vị nghị viên này và các thành phần chống đối tiếp tục với lập luận cho rằng tượng đài Cổ Thành Quảng Trị theo ý họ vẫn đượcv tiếp tục trong khi ngăn cản mọi cơ hội dự án xây dựng tượng đài hiện nay đang tiến hành.
Quyết định mới của 3 thành viên đa số này cũng vi phạm các lỗi lầm các thành phần chống đối đã vô cớ cáo buộc UBXDTD trong suốt thời gian qua, đó là không tham khảo với cộng đồng, không hội ý với các hội đoàn cựu quân nhân hay tạo cơ hội cho tất cả các thành phần quan tâm trong cộng đồng đóng góp ý kiến. Quyết định này cũng vi phạm nhiều nguyên tắc căn bản khác như chưa được nhân viên thành phố nghiên cứu mức độ khả thi, chưa có mô hình, nội dung hay mục đích cụ thể, chưa có địa điểm rõ ràng ngoại trừ không phải ở Công Viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ như hiện nay, không có thành phần ủy ban rõ ràng và có uy tín với cộng đồng để tiến hành dự án cũng như không có kế hoạch gây quỹ cụ thể.
Một điều quan tâm nhất của UBXDTD hiện nay là dự án mới này sẽ được điều khiển và khống chế bởi hầu hết các thành phần nhân sự hay cựu quân nhân đã từng hỗ trợ, tiếp tay hay không dám đối mặt với ông Tỷ Phú Hoàng Kiều khi ông ta sĩ nhục QLVNCH hay chỉ đạo và tài trợ cuộc bầu cử bãi nhiệm các vị dân cử gốc Việt tại Westminster trong suốt hai năm trước đây.
Quyết định lập ủy ban xây tượng đài mới này được thông qua theo quyết định trì hoãn vô hạn định dự án xây dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị cộng với nhiều điều kiện khác có mục đích hay tác dụng gây khó khăn cho dự án xây dựng tượng đài CTQT ví dụ như lập ủy ban duyệt xét tất cả các tượng đài cho dầu dự án CTQT có được tiếp tục, chuyển giao quyền điều hành cho một số cựu quân nhân chống đối tượng đài và do nhóm 3 người trong HDTP chỉ định hay dời địa điểm ra khỏi Công Viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ như đã được cho phép và đến một nơi khác chưa được xác định mặc dầu UBXDTD vẫn phải chi trả cho tất cả mọi chi phí của dự án. UBXDTD nhìn nhận đây là quyết định hoàn toàn vô lý, độc đoán và nhằm mục đích chấm dứt dự án do UBXDTD đề xướng và chiếm đoạt những công trình của UBXDTD đã đạt được một cách tốt đẹp hơn 7 tháng qua.
Theo sau quyết định mới này, UBXDTD đang tiếp tục cứu xét mọi phương án để bảo vệ và tiếp tục tiến trình xây cất dự án XDTD và vinh danh tinh thần chiến đấu của QLVNCH trong khả năng có thể được, kể cả nộp đơn kiện lên tòa án để phân định tính hợp pháp của các quyết định này. Các tiến trình xây cất tượng đài tại công xưởng và ngoài địa điểm xây cất (off-site) vẫn tiếp tục để chuẩn bị nếu dự án sẽ được cho phép tiến hành trở lại để kịp ngày lễ khánh thành tượng đài được dự trù vào ngày 18 tháng 9 sắp tới.
UBXDTD CTQT xin hứa với đồng hương và quí vị ân nhân từ khắp mọi nơi là chúng tôi sẽ giữ lời hứa hoàn thành dự án xây dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị với mục đích vinh danh tinh thần chiến đấu của QLVNCH.
Các tin tức cập nhật về dự án xây dựng TDCTQT cũng như sanh sách các vi ân nhân và hỗ trợ được phổ biến cập nhật trên trang nhà ở địa chỉ www.cothanhquangtri.com hay liên lạc về số điện thoại (714) 512-5630.

GIẬT SẬP TƯỢNG ĐÀI ĐỂ TRỞ THÀNH CON NGƯỜI MỚI - Tôn Nữ Hoàng Hoa

Khi những người Bolshevik lên nắm quyền vào năm 1917, điều đầu tiên họ làm là bắt đầu phá hủy các tượng đài của Sa Hoàng III và thay thế bằng tượng đài của các anh hùng cách mạng Cộng sản, mà những anh hùng cách mạng của cộng sản là những tiểu nhân trị chứ không phải pháp trị để điều hành đất nước.
Vì chính những tiểu nhân này không có học thức, ham danh và chạy theo quyền lợi Hơn nữa, chúng lại là người không có lòng trắc ẩn. Ai chết mặc ai, ai khóc mặc ai chỉ có tiền bỏ túi là xong.
Nan nhân đầu tiên của chiến dịch này là tượng đài vĩ đại của Sa Hoàng Alexander III, đã bị dỡ bỏ khỏi bệ của nó trên Ploshchad Vosstaniya. Không ai quan tâm đến giá trị nghệ thuật của tượng đài, không ai quan tâm rằng nó được làm bởi Paolo Troubetzkoy, nhà điêu khắc xuất sắc nhất của trường phái ấn tượng Nga.
May mắn thay, tượng đài không bị phá hủy, và hiện được đặt ở lối vào Cung điện Cẩm thạch ở St.Petersburg
Vì vậy, cái chuyện nghệ thuật thì không nằm trong đầu óc vô sản chuyên chính và những nơi chúng chiếm đóng thì những tượng đài tượng trưng cho ý chí bất khuất không phải là anh hùng vô sản sẽ làm chúng nhức nhối cho việc tuyên truyền của chúng.
Chúng hoan hô những tên vô sản coi thường luật pháp và không dùng luật pháp. Bản chất của chúng là làm cho người ta khiếp sợ, khiếp sợ một cách tối đa khi chúng muốn cắt, muốn dập hay muốn giật sập ra sao mặc lòng.
Đối với bọn VC sau khi chiếm Saigon chúng giật sập rất nhiều tượng đài để xoá bỏ lịch sử của đất nước. Chắc chắn những tượng đài đó không phải là tượng đài anh hùng ca của nông dân vô sản và không phải lịch sử của bọn Tam Vô.
Khi chúng ta xây mộ bia hay tượng đài là chúng ta đang bày tỏ lòng kính trọng đối với người chết. Chúng ta muốn ghi lại những di tích lịch sử cho những thế hệ mai sau trên lịch sử lưu vong của người dân VN tỵ nạn Cộng Sản.
Những tượng đài có chung một quá khứ một dòng lịch sử thì phải xây trong cùng một khu vực chứ không thể rãi rác chỗ này hay chỗ khác như đòi hỏi của bọn quyền lực để biến thành phố thành những mộ bia
Chính vì lẽ đó mà thành phố Westminster đang xảy ra vụ Đình Chỉ Xây Dựng Tượng Đài Cổ Thành Quãng Trị vô thời hạn. Người dân không hiểu vì sao lại đình chỉ một tượng đài ghi lại chiến tích oai hùng của binh chủngThuỷ Quân Lục Chiến
Trên thực tế mấy người dân cử muốn làm lại người mới, một ban đại diện mới. Cái mới theo tư tưởng Mao Trạch Đông là: "muốn xây dựng một con người mới, một xã hội mới. Phải loại trừ những tàn dư của xã hội cũ, phải loại bỏ những đài tưởng niệm và nét văn hóa cũ để có thể xây dựng nên một xã hội mới”
Trong bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh đã nhắc nhở đến "KHU ĐỊNH CƯ MỚI CUẢ VC TẠI QUẬN CAM"
Tác giả Tuấn Khanh cho biết cái " khu định cư mới của VC". Mới là VC đang tiến vào quận cam sống trong những biệt thự đắt tiền, trả bằng tiền tươi (cash)”.
Như vậy người dân ở Quận Cam chắc Chắn biết khu định cư mới này và những người mới này trong tay lại có tiền muôn bạc ức đang làm lịch sử “xây dựng nên một xã hội mới” của tư tưởng Mao Trạch Đông.
Mong rằng qúi đồng hương ở vùng Nam Cali nhất là tại thành phố Westminster nên cẩn thận lá phiếu khi đi bầu. Nếu có vị dân cử nào đi ngược lại nguyện vọng của dân thì chúng ta phải đoàn kết để chế tài, để đánh tan âm mưu soán đoạt và muốn biến Westminster thành một thành phố mới. Đó là một thành phố không thể có những Tượng Đài biểu dương cho những trang sử hào hùng của của Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
 
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Đầu tháng 8/2021

Westminster sẽ làm tượng đài ‘khác,’ trong khi NV Kimberly Hồ bị đề nghị bãi nhiệm - Thiện Lê/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Hội Đồng Thành Phố Westminster vừa quyết định thành lập một ủy ban gồm 11 người để chuẩn bị xây một tượng đài chiến thắng Quảng Trị “khác,” trong cuộc họp tối Thứ Tư, 28 Tháng Bảy, với số phiếu 3-0-2, trong đó, ba nghị viên Kimberly Hồ, Tài Đỗ, và Carlos Manzo bỏ phiếu thuận, trong khi Thị Trưởng Trí Tạ và Phó Thị Trưởng Charlie Nguyễn Mạnh Chí bỏ phiếu trắng (tức là không bỏ phiếu).

Viên đá đầu tiên của tượng đài Quảng Trị do Quang Tri Victory 
Foundation động thổ ngày 6 Tháng Sáu.
(Hình minh họa: Thiện Lê/Người Việt)

Ngoài ra, trong ngày Thứ Tư, thư ký thành phố có nhận được một thư đòi bãi nhiệm Nghị Viên Kimberly Hồ.

Trở lại cuộc bỏ phiếu của hội đồng, quyết định này cũng đồng thời hủy bỏ quyết định trước đây của Hội Đồng Thành Phố bỏ phiếu 5-0 vào ngày 9 Tháng Mười Hai, 2020, cho phép tổ chức Quang Tri Victory Foundation, một tổ chức bất vụ lợi, xây tượng đài này.

Đề nghị này do Nghị Viên Kimberly Hồ đưa ra, với sự ủng hộ của Nghị Viên Tài Đỗ.

Giải thích cho lá phiếu của mình, Nghị Viên Kimberly Hồ nói: ” Quang Tri Victory Foundation, do Luật Sư Trần Thái Văn làm chủ tịch, được giao năm tuần để làm việc với các hội cựu chiến binh VNCH và Hoa Kỳ, nhưng họ không gặp ai trong năm tuần đó. Vì vậy, thành phố sẽ xây tượng đài (khác) và sẽ xây cho người dân. Vì vậy, tôi bỏ phiếu thuận.”

Bà Kimberly cũng cho biết, thành phố chỉ giúp giấy tờ, hướng dẫn, còn tất cả việc thiết kế, gây quỹ, xây dựng, do ủy ban 11 người thực hiện và vận động. Sau đó, dự án sẽ được đưa ra hội đồng quyết định sẽ xây dựng ở đâu.

Nghị Viên Tài Đỗ nói: “Tôi không ủng hộ việc thành phố dính vào tượng đài vì đây là công việc của một tổ chức bên ngoài. Tuy nhiên, việc thực hiện tượng đài gây quá nhiều tranh cãi và chia rẽ trong cộng đồng. Vì thế, tôi ủng hộ làm tượng đài (khác) để chấm dứt chuyện này. Tôi không muốn có bất cứ ai lợi dụng việc làm tượng đài cho mục đích chính trị.”

Nghị Viên Carlos Manzo nói trước khi bỏ phiếu: “Đây là một vấn đề gây tranh cãi, và đáng lẽ không nên căng thẳng đến mức này. Tôi từng hy vọng Quang Tri Victory Foundation sẽ tiếp tục làm việc trong dự án tượng đài và ưu tiên giải quyết những lo ngại của cộng đồng, nhưng họ không làm điều đó. Thay vì vậy, họ đi bắt nạt và đả kích người khác. Điều đó không phải là dân chủ, nên tôi quyết định bỏ phiếu thuận.”

Thị Trưởng Trí Tạ và Phó Thị Trưởng Charlie Nguyễn Mạnh Chí, cả hai đều là thành viên Quang Tri Victory Foundation, giải thích việc không bỏ phiếu là vì “không đồng ý với bà Kimberly.”

Sau khi nghe phát biểu của ba đồng viện, Phó Thị Trưởng Charlie Nguyễn Mạnh Chí phản ứng: “Xin Nghị Viên Kimberly Hồ đừng nói dối nữa. Cho đến hôm nay, Quang Tri Victory Foundation vẫn đang làm việc với các hội cựu chiến binh, nên xin bà đừng nói họ không làm gì trong năm tuần. Bà đang tìm cách nói dối cộng đồng, xin đừng làm vậy. Vì lý do đó, tôi bỏ phiếu trắng.”

Thị Trưởng Trí Tạ cũng bỏ phiếu trắng và nói lý do: “Tôi bỏ phiếu trắng vì không bao giờ đồng ý dùng thời gian của nhân viên hay dùng bất cứ ủy ban giám sát nào cho dự án tượng đài này. Đây không phải là tượng đài đầu tiên mà thành phố phụ trách. Các tượng đài khác được xây trước đây, tuy do các tổ chức bên ngoài bỏ tiền, thành phố không bỏ đồng nào, nhưng cũng phải cho nhân viên nghiên cứu. Vì lý do đó, tôi bỏ phiếu trắng.”

Theo trang web của Quảng Trị Victory Foundation, ông Trí và ông Charlie giám sát quá trình gây quỹ của để xây dựng tượng đài từ lúc ủy ban xây dựng mới thành lập, và đến ngày 18 Tháng Bảy, gây quỹ được $237,000.

Điều đó khiến nhiều người cho rằng đây là xung đột lợi ích vì ông Trí và ông Charlie là thành viên của Hội Đồng Thành Phố Westminster, mà lại là thành viên của ủy ban xây dựng tượng đài Quảng Trị, và họ chấp thuận dự án này vào Tháng Mười Hai năm ngoái.

Tại phiên họp hồi cuối Tháng Sáu, Phó Thị Trưởng Charlie Nguyễn bác bỏ những tố cáo về xung đột lợi ích, cho biết ông không hề có lợi ích tài chánh trong việc xây dựng tượng đài, và gây quỹ là “chuyện đúng phải làm.”

Tuy nhiên, Nghị Viên Carlos Manzo nói điều quan trọng nhất là “cách công chúng nhìn nhận vấn đề này.”

Nghị Viên Kimberly Hồ (giữa) tại một cuộc họp Hội Đồng 
Thành Phố Westminster. (Hình: voiceofoc.org)

Chuyện Nghị Viên Kimberly Hồ phản đối việc Quảng Trị Foundation xây tượng đài ở công viên Freedom Park đang khiến bà bị nhiều người chỉ trích, và còn bị cho rằng phản bội các đồng minh cũ.

Trước cuộc bầu cử đặc biệt ở Westminster hồi Tháng Tư năm ngoái, bà Kimberly thường đứng về phía ông Trí và ông Charlie trong nhiều vấn đề tại Hội Đồng Thành Phố, khiến họ bị nhiều người chỉ trích gọi là “băng đảng ba người.”

Hiện nay, bà Kimberly đang đứng về phía ông Tài và ông Manzo trong chuyện phản đối một ủy ban bên ngoài xây tượng đài Quảng Trị trên đất của thành phố.

Luật Sư Trần Thái Văn, chủ tịch Quang Tri Victory Foundation, từng cho biết tổ chức này “sẽ không ngồi yên, và sẽ làm mọi cách từ chính trị đến pháp lý để bảo vệ dự án tượng đài khỏi ‘các màn trình diễn chính trị’ của người khác.”

Tại phiên họp tối Thứ Tư, bà Kimberly có nói với ông Trí: “Nếu ông muốn mang chuyện này ra tòa thì cứ việc mang ra tòa.”

Thông báo lan truyền thỉnh nguyện thư bãi nhiệm 
Nghị Viên Kimberly Hồ. (Hình: Email gửi đến nhật báo Người Việt)

Sau khi nghe quyết định của Hội Đồng Thành Phố Westminster, Luật Sư Trần Thái Văn nói với phóng viên Người Việt: “Đó là một quyết định phi lý và vô căn cứ. Hội Đồng Thành Phố đã chấp thuận cách đây bảy tháng, và đến ‘giờ thứ 23’ đòi lập một ủy ban riêng, làm tốn thêm tiền thuế của thành phố.”

Ông Văn cho biết Quang Tri Victory Foundation sẽ tiếp tục xây dựng tượng đài ở Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vì các hợp đồng và giao kèo với nhà thầu, cũng như chưa nhận được quyết định chính thức từ Hội Đồng Thành Phố Westminster hủy bỏ dự án.

Cũng trong ngày Thứ Tư, có một người nộp đơn xin bãi nhiệm Nghị Viên Kimberly Hồ.

Cô Christine Cordon, thư ký thành phố, nói với báo mạng Voice of OC có người ký một bảng thông báo sẽ lan truyền thỉnh nguyện thư bãi nhiệm Nghị Viên Kimberly Hồ trước cuộc họp Hội Đồng Thành Phố.

Nhật báo Người Việt có gọi điện và gửi email nhờ cô xác nhận chuyện này, nhưng chưa có câu trả lời.

Vào sáng Thứ Năm, 29 Tháng Bảy, nhật báo Người Việt nhận được email có thông báo lan truyền thỉnh nguyện thư nói trên.

Thông báo cho biết lý do muốn bãi nhiệm Nghị Viên Kimberly Hồ là vì bà phản bội cộng đồng Việt Nam bằng cách phản đối chuyện xây tượng đài Quảng Trị, và sẽ làm tốn tiền thuế của người dân vì phải lập một ủy ban giám sát tượng đài.

Theo quy định từ Cơ Quan Bầu Cử Orange County, để tổ chức được cuộc bầu cử đặc biệt với mục đích bãi nhiệm Nghị Viên Kimberly Hồ, thỉnh nguyện thư đó phải lấy được 2,654 chữ ký từ các cử tri đã ghi danh bỏ phiếu ở Địa Hạt 3 của thành phố Westminster, do bà Kimberly đại diện. Địa hạt này có tổng cộng 13,285 cử tri đã ghi danh bỏ phiếu, và thỉnh nguyện thư phải xin chữ ký được từ 20% của các cử tri.

Trong cuộc họp, nhiều người gốc Việt tố cáo bà Kimberly phản bội cộng đồng và cảnh báo sẽ bãi nhiệm bà.

Một số người còn có những lời lẽ không hay đả kích cá nhân bà Kimberly, khiến hai nghị viên Tài Đỗ và Carlos Manzo nhiều lần phản đối, và thông dịch viên Tina Hồ từ chối dịch những lời nói đó sang tiếng Anh. [đ.d.]

Liên lạc tác giả: le.thien@nguoi-viet.com

Friday, July 23, 2021

NÓI VỀ VIỆC ĐÌNH CHỈ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI TÁICHIẾM CỔ THÀNH QUÃNG TRỊ Tôn Nữ Hoàng Hoa

Sau khi chép xong cuốn video về việc trần tình của các vị Sĩ Quan Binh Chủng Thuỷ Quân Lục Chiến đối với bức hình mà Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài TÁI CHIẾM CỔ THÀNH QUÃNG TRỊ ĐÃ CHỌN, mà lòng tôi buồn vô hạn.
 
Buồn là bởi cuộc hợp tấu để duy trì những trang sử vẽ vang của Quân Lực VNCH đã không còn nằm trong tiết tấu hữu hình của những người mang danh tỵ nạn. Cứ một di động của việc tán ra là đã báo trước một lần bất hạnh.
 
Qúi vị sĩ quan cho biết trong 81 ngày đêm VC chiếm CổThành Quãng Trị các quân nhân thuộc binh chủng TQLC và sự yễm trợ của binh chủngNhảy Dù Họ đã chiếm lại từng tấc đất . Những vị Sĩ Quan Thuỷ Quân Lục Chiến này không nói đến ngày nào quân CS Bắc Việt rút lui nhưng trong wikipedia và trong tờ history của Hoa Kỳ cho biết quân CS Bắc Việt với quân giải phóng miền nam đã bắt đầu rút lui quân vào đêm 14/9/1972.
 
Trong khi VC rút lui thì quân nhân thuộc binh chủng TQLC đã can trường dành từng tấc đất để cắm cờ. Sự oai dũng và hào hùng của họ trong cái đêm đầy nguy hiễm cam go trước một tấc đất của từng mạng sống và họ đã cắm cờ vào ngày 15/9/1972.
 
Sử sách đã ghi chép lại những dữ kiện đêm 14/9/1972 Quân Bộ Đội Bắc Việt nhắm không giữ được cái nơi mà chúng đã tấn Công và dành quyền kiễm soát đã không còn chỗ dung thân trước ngọn Sóng Thần của Thuỷ Quân Lục Chiến đang ập tới.
 
 Vì vậy chúng phải hoảng loạn rút lui vào đêm 14/9/192 và lá cờ VNCH đã được cắm lên trong ngày15/9/1972 trước một bối cảnh nguy hiễm vì địch quân chưa ra khỏi hoàn toàn vùng chiếm đóng.
 
Qúi vị trong buổi trần tình cho biết CÁI CỜ CÓ QUẸT ĐẤT LÀ VẬY NẾU KHÔNG MUÔN NÓI TRONG ĐÓ CÒN CÓ MÁU HOÀ VÀO TRONG ĐẤT  CUẢ ĐỒNG ĐỘI MÌNH
 
Cho dù qúi vị cho là cái cờ quêt đất là bởi qúi vị không tìm hiểu rõ ràng hay là chỉ vạch lá tìm sâu để gây cảm tính chống đối. vì lẽ đó,mà người dân ở xa hay ở gần vẫn mãi mê đuổi bắt bóng mình nơi kẽ khác.
Còn VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI TÁI CHIẾM CỔ THÀNH QUÃNG TRỊ LÀ CÓ TÍNH CÁCH VĨNH VIỄN. VẬY QÚI VỊ NGHĨ THẾ NÀO KHI DÙNG PHƯƠNG TIỆN ĐỂ LÀM CỨU CÁNH " ĐÁNH SẬP" TƯỢNG ĐÀI VINH DANH CHIẾN SỸ VNCH BINH CHỦNG THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN?
 
Qúi vị nên nhớ là TỔ QUỐC VIỆT NAM LÀ VĨNH VIỄN còn chế độ Cộng Sản chỉ có tính cách GIAI ĐOẠN mà thôi
 
Ngoài ra những anh em sĩ quan trong video đã khẩn cầu một cách tha thiết để van xin bà Kimberly đừng "giật sập" Tượng đài để cho những người Lính TQLC ở xa hay những thân nhân của trên 3500 quân nhân TQLCđã bỏ mình trong chiến địa. Họ còn có cơ hội đến thắp nhang tưởng niệm. Họ không cần những bửa cơm thịnh soạn để cúng những người đã VỊ QUỐC VONG THÂN. Họ chỉ xin cho họ một cái BỆ BIA để  khi nào họ có về thành phố Westminster trong freedom Park được vào đó ngồi cùng anh em đồng đội thắp một vài nén hương , một ly cà phê và một điếu thuốc để dâng lên các anh linh đã đổ máu và thân xác nới trận chiến Tái Chiếm Cổ Thành Quãng trị.
 
Qúi vị có nghe họ cầu xin bà Kimberly Hồ không? Xin bà hãy suy xét lại để cho chúng tôi có nơi thờ lạy anh em. Những anh em mà 5 ôngTQLC đang van vái bà Kimberly Hồ là những người đã chết cho chúng ta sống. THÌ MONG RẰNG CHÚNG TA SẼ SỐNG XỨNG ĐÁNG HƠN
 
Nếu qúi vị hiểu được lời kêu gọi đó nó sẽ buốt giá tâm can những người nghe đến thế nào ?
 
Họ van xin vì hơn ai hết họ hiểu cái mất mác linh thiêng trong lòng họ nói riêng và trong lòng những người lính VNCH binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến nói chung. Vì đang sống trong cuộc đời tự do này thay vì cười họ sẽ khóc. Thay vì đau thương ẩn ức vì thua bọn VC tuyên truyền khuynh loát gây không biết bao nhiêu tang thương hồ hải trong Cộng Đồng ta, ma họ phải cam chịu trong cái nghiệt ngả này. Nhất là đối với con dân VNCH. Vì họ là trang sử oai hùng cho chúng ta ngẫng mặt nhìn ra thế giơi bên ngoài
 
Như chúng tôi đã thưa với qúi vị : bất đồng ý kiến giữa các nghị viên thì hãy ngồi xuống mà giải quyết. Còn đình chỉ việc xây dựng tượng đài là tiếp tay bôi bẩn cho chính nghĩa Quốc Gia. Tôi hoàn tòan phản đối cho dù Bà Kimberly đã lên đài Phố Bô Sa đã nói là tạm đình chỉ nhưng không cho biết tính cách thời gian là đình chỉ bao lâu.
 
Sự chờ đợi căng thẳng đó đối với 5 vị Sĩ Quan VNCH thuộc binh chủng Thuỷ Quân Lục chiến đã làm họ thốt lên tiếng kêu xé trời trên những dòng nước mắt khóc thương đồng đội của họ trong những năm tháng chiến đấu bên nhau.
 
Khi nhìn các anh em binh chủng TQLC nói trên dòng nước mắt làm cho tôi ngồi chép lại những lời các anh em nói mà nước mắt cũng ứa trên bờ mi
 
Tôi chỉ hy vọng rằng vấn đề giai đoạn khôngthể là vấn đề vĩnh viễn, và sự đình chỉ việc xây dựng tượng đài  vô tình  làm lợi cho sự tuyên truyền của VC mà thôi ./.
 
Tôn Nữ Hoàng Hoa
  25/7/2021

Mộ phần của các binh sĩ và sĩ quan Quân Đội VNCH tử trận tại An Lộc trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa tháng 4-1972

Here rest the soldiers killed in the Red Hot Summer of 1972 in An Loc

1974, South Vietnam --- A South Vietnamese military cemetery near Saigon. --- Image by © Patrick Chauvel/Sygma/Corbis

Mộ phần của các binh sĩ và sĩ quan Quân Đội VNCH tử trận tại An Lộc trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa tháng 4-1972

Cổ Thành Quảng Trị

 


Cổ Thành Quảng Trị

Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1827 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2.000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc. Sau chiến dịch Cổ Thành mùa "hè đỏ lửa" 1972 toàn bộ Cổ Thành gần như bị san bằng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, chính quyền sở tại cho tôn tạo lại thành để làm di tích. Người ta phục hồi vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính,  Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Thành Co được tráng xi mang chừa ô trồng cỏ. Cổ Thành được người dân trong vùng xem là "Đất Tâm Linh" vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các binh sĩ hai bên. Hiện như là một công viên lớn nhất Thị xã Quảng Trị.

Fire Base Charlie (Đồi Charlie) - Kon Tum 1969/70 - Photo by David Staszak

Đồi Charlie, gọi theo phiên âm Việt là đồi Sạc Ly, là một địa danh nằm tiếp giáp giữa ba huyện Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Địa danh này nổi tiếng với nhiều trận giao chiến khốc liệt giữa Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Quân đội Hoa Kỳ với Bộ Đội Bắc Việt như Trận Đắk Tô, 1967, Trận Kontum. Đây cũng là nơi từng được biết đến với nồng độ dioxin rất cao do ảnh hưởng của chất khai hoang mà quân đội Hoa Kỳ từng rải xuống đây nhằm ngăn chặn khả năng ẩn giấu binh lực của Việt Cộng.

Từ trung tâm thành phố Kon Tum theo đường 14 đi khoảng 45 km, tới ngã ba Tân Cảnh, cách địa danh Charlie khoảng 10 km. Vị trí đỉnh đồi Charlie có cao độ xấp xỉ 900m so với mực nước biển, nằm tại khu vực giáp ranh giữa các xã Rờ Kởi (huyện Sa Thầy), PôKô, Tân Cảnh (Đăk Tô) và các xã SaLoong, Đăk Sú (Ngọc Hồi). Hai điểm cao cạnh bên là Ngọc Rinh Rong và Ngọc Rinh Rua, có cao độ là 800m, từng được mệnh danh là "chân cột cờ" của khu vực đồi Charlie.

Do vị trí điêm cao đột xuất, từ đây có thể có vị trí chiến lược có tầm quan sát rộng, đỉnh đồi từng được quân đội Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam Cộng Hòa sử dụng để xây dựng một cứ điểm quân sự để kiểm soát cả một vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương.

Vị trí cứ điểm nằm trong một dãy cứ điểm liên hoàn của Lữ đoàn 2 Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa, được đặt tên theo các chữ cái A, B, C, D... đến Y, nhằm bảo vệ phi trường Phượng Hoàng và tuyến phòng thủ ngoại vi cho căn cứ Tân Cảnh, tức bản doanh bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh. Theo thông lệ của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, mỗi cứ điểm đều có tên đặt theo các chữ cái này bằng tiếng Anh và tiếng Việt, như Alfa - Anh Dũng, hoặc Yankee - Yên Thế. Chính vì vậy, cứ điểm trên ngọn đồi được đặt tên theo chữ cái C, được gọi là đồi C (phiên âm Việt là đồi Xê), hay đồi Charlie hoặc đồi Cải Cách.

==Trận đồi Charlie 1972 Bắt đầu Mùa hè đỏ lửa 1972, Bộ Đội Bắc Việt quyết định chiếm Tân Cảnh, cắt Đường 14. Charlie nơi đóng quân của tiểu đoàn 11 nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nằm trên một vòng đai có nhiệm vụ bảo vệ phía trái đường 14.

Tháng 4 năm 1972, Sư đoàn 320 của Việt Cộng bao vây cứ điểm Charlie, tấn công liên tục dữ dội bằng pháo và bộ binh. Ngày 12/04/1972 một trái pháo 130mm, rơi trúng hầm chỉ huy, trung tá Nguyễn Đình Bảo tiểu đoàn trưởng tử trận, thiếu tá Lê Văn Mễ lên thay nắm quyền chỉ huy. Sau 7 ngày không được tiếp tế đạn dược, y tế, lương thực Charlie thất thủ. Khi tiểu đoàn dù vừa rút thì B52 được điều tới Charlie trút bom đạn xuống nhằm tiêu diệt lực lượng Bộ Đội vừa chiếm đóng ở đó. Chỉ vài ngày sau khi Charlie thất thủ, ngày 24 tháng 4 năm 1972, Bộ Đội Cộng Sản chiếm căn cứ Tân Cảnh và Sân bay Phượng Hoàng.

Video Video

Video Westminster City Councils meeting December 2020

Phi Công Trần Thế Vinh - Phi Vụ Cuối Cùng

Đại Úy Phi Công Trần Thế Vinh

Bài viết của Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh

tvvn.org/forum/showthread.php?t=781

Tập sách "Trần Thế Vinh và Phi Vụ Cuối Cùng" (nhà văn Ngọc Thủy suoi_van@yahoo.com) đã mô tả lại sự chiến đấu hào hùng cùng sự hy sinh cao cả của một người phi công dũng cảm của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trong những năm biến cố lịch sử của đất nước:

Đó là vào đầu mùa hè năm 1972, một mùa hè đỏ lửa đã được ghi lại bằng những chiến tích oai hùng trong quân sử của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ cuối tháng ba, cộng sản Bắc Việt đã xua quân đợt đầu tiên vào mặt trận Quảng Trị, là thành phố nằm ở địa đầu giới tuyến. Với sự chỉ đạo và viện trợ võ khí của Nga Sô và Trung Cộng, Việt cộng đã mở cuộc xâm lăng miền Nam với một lực lượng quân sự hùng hậu gồm nhiều sư đoàn bộ binh và một sư đoàn pháo yểm trợ.

Để mở đầu chiến dịch Nguyễn Huệ, vào ngày 29-3-72, Việt cộng cho pháo kích dữ dội vào Đông Hà-Quảng Trị và lần đầu tiên địch quân cho xung trận hai trung đoàn chiến xa dùng những chiếc T-54 và PT-76 do các đàn anh Cộng sản Nga-Tàu cung cấp. Việt cộng đã tưởng trong tuần lễ đầu sẽ nuốt trọn được vùng tiền phương của Quân khu I. Nhưng, ngay trong những ngày đầu, địch quân đã gặp sự chống trả mãnh liệt của ta và các cố vấn Nga-Tàu khi chỉ vẽ chiến thuật cho đàn em Việt cộng đã không ngờ đến sự di động nhanh chóng và khả năng yểm trợ không địa của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Truớc tình hình chiến sự khẩn cấp ấy, ngày 1-4-72 phi đoàn 518 thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân, từ căn cứ Biên Hoà, đã nhận được lệnh tăng phái cho Sư Đoàn 1 Không quân tại Đà Nẵng.

Trong số hai mươi phi công lái khu trục cơ Skyraider của phi đoàn 518/SĐ 3 KQ, có môt chàng trai trẻ tên là Trần Thế Vinh. Trong phi vụ đầu tiên vào ngày 2-4-72, đại úy Trần Thế Vinh với 8 trái bom dưới cánh chiếc phi cơ AD 6 của anh đã tung hoành đảo lộn giữa vùng trời khói lửa, bất chấp vùng núi non hiểm trở và trần mây thấp ngoài tuyến đầu, cộng thêm vào sự đe dọa của trung đoàn phòng không địch được trang bị hỏa tiễn SAM (Surface-to-Air Missile), bắn lên không ngớt.

Chàng phi công tài hoa và anh dũng đã trổ tài thiện xạ thần sầu, để qua 4 vòng thả bom, triệt hạ được 6 chiến xa giặc. Trong vòng 6 ngày khởi đầu của chiến cuộc, trong 5 phi vụ hiểm nghèo, Trần Thế Vinh đã hạ được 20 chiến xa giặc.

Chiến công lừng lẫy, phá mọi kỷ lục diệt chiến xa của anh, đã được các phóng viên chiến trường không hết lời ca ngợi trên báo chí. Ngày thứ Bẩy 8-4-72, đài Truyền Hình Việt Nam, trong chương trình "Tường Thuật Chiến Trường", đã phỏng vấn thiếu tá Lê Quốc Hùng, phi đoàn trưởng phi đoàn khu trục 518/SĐ 3 KQ, và ông đã hết sức hãnh diện khi nói đến tài năng và tinh thần chiến đấu của các bạn đồng đội và đặc biệt ca ngợi người phi công dũng cảm Trần Thế Vinh, giờ đây đang được báo chí gọi là Anh Hùng Diệt Tăng Địch.

Qua ngày hôm sau, trong phi vụ cuối cùng của quãng đời ngắn ngủi của con người tài hoa và dũng cảm Trần Thế Vinh, mới hai mươi sáu tuổi xuân, anh đã gẫy cánh, và theo tầu xuống lòng đất, sau khi triệt hạ thêm được một chiến xa địch, để lại thương tiếc cho toàn dân miền Nam. Sáng ngày 9-4-72, là ngày anh bay đi vĩnh viễn về cõi vô cùng, Đài Truyền Hình Sàigòn có chương trình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh, và giọng ngâm bài thơ "Tưởng Niệm Đại Úy Không Quân Trần Thế Vinh" của ca nghệ sĩ Hồng Vân đã làm nhiều người cảm thương và rơi lệ. Những ngày sau, hình ảnh của Trần Thế Vinh, người anh hùng không quân gẫy cánh trên bầu trời Tri.-Thiên đã được phóng lớn và treo trong công viên trước mặt Toà Đô Chính Sài Gòn, để dân chúng đô thành có nơi tưởng niệm người chiến sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc và Không Gian.

 Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh

 *************************

www.nhaccuatui.com/bai-hat/bai-vinh-thang-cho-mot-loai-ch...

 Bài Vinh Thăng Cho Một Loài Chim

 Tác giả: Trầm Tử Thiêng

Tiếng hát: Thái Thanh

 (trích Băng Nhạc Thanh Thúy 11 do Thanh Thúy thực hiện năm 1973)

 ----------

 Chào đón cuộc đời gian nan,

Vinh sinh ra trong thời loạn

từng khóc từng cười bao phen

lênh đênh trôi theo vận tối.

anh vẫn tin có một ngày

bao xích gông bao tù đày

Buồn thua ra đi

tên Thương trở về đây.

 

Đợi giữa một đời … trăm năm

anh em hơn thua … tồi tệ !

Đợi giữa một đời …trăm năm

anh em quên nhau …thật dễ !

Vinh sống non nửa đời người

hoen tuổi xanh hoen nụ cười

Nhiều khi phân vân

người hay ta là người ?

 

Quê hương ta đó

Anh em ta đó

Trần Thế Vinh

gian nan nhiều rồi

anh mơ mai sớm có nắng ấm.

anh mơ mai sớm có hòa bình.

anh mơ non nước …

Tình chứa chan dưới trời bình minh.

 

Một sớm lửa hờn dâng cao

Nung sôi quê hương mùa hạ

Giục cánh đại bàng tung mây

Lao thân trong sương bạc xóa

anh trút bom trên hận thù

anh rải mây đem mịt mù

và anh hiên ngang như chim sắp trời cao.

 

từng phút đợi chờ mong manh

Rưng rưng con tim đồng đội

Lệch cánh đại bàng trong mây

âm u không gian lạc lối

anh đuối tay

buông nặng nề …

Ôi kiếp chim quen bội thề …

một giây bay đi

ngàn năm quên bạn bè !

 

anh lên cao vút

anh lên cao vút

Trần Thế Vinh

Chim Thương về ngàn

anh bay lên cõi có ánh sáng

anh bay lên cõi không hận thù

Anh bay lên mãi

Trần Thế Vinh vĩnh biệt ngàn thu ...

 

Toàn dân ngùi ngùi thương đau,

khi tin chim thiêng lâm nạn.

Toàn dân ngậm ngùi thương đau,

khi tin chim thiêng về tổ.

anh vắng bay trên trời này

nhưng bóng anh sáng ngời hoài

Từ trong tim tôi muôn năm không mờ phai.

 

Còn thương tình người hôm qua

Xin anh cho tôi cầu nguyện

Còn xót tình người hôm qua

Xin anh cho tôi lời khấn

 

Đêm lúc trăng sao ngời ngời

Tôi ngước cao lên bầu trời

Gọi to lên câu Việt Nam ơi muôn đời!

 

Quê hương anh đó

Quê hương tôi đó

Trần Thế Vinh

Anh kêu gọi người

Sao cho mai sớm dưới nắng ấm

Anh em Nam Bắc nguôi hận thù

Tay đón tay nắm

Cùng hát vang dưới trời Việt Nam!

Quảng Trị Tháng Tư 1972 - Mùa Hè Đỏ Lửa

Quảng Trị, tháng4/1972 - Mùa hè đỏ lửa
Đoàn quân tiến về giải phóng TP Quảng Trị. 
Mẹ già gánh cả gia tài của mẹ về vùng Quốc gia.
 
View of a female civilian refugee fleeing for safety along a road as South Vietnamese troops march towards fighting that has overtaken the South Vietnamese city of Quang Tri during the 1972 Easter Offensive campaign in the Vietnam war in April 1972. 
(Photo by Rolls Press/Popperfoto/Getty Images)

Thursday, July 22, 2021

Chuyến xe tháng 5 (Kỳ 1) - Vương Mộng Long -

 

Lời giới thiệu: 

Tháng 5 năm 1975 chiến tranh đã hoàn toàn chấm dứt. Trên toàn cõi Việt-Nam không còn nghe bom nổ, không còn thấy đạn bay. Nhưng giữa tháng 5 năm 1975 cũng có những cựu chiến binh Việt-Nam Cộng-Hòa đã bị đem đi mất biệt, mãi mãi không về…

Ðời tôi đã có một tháng 5 tràn đầy hạnh phúc, đó là tháng 5 năm 1969. Vào một ngày đẹp trời giữa tháng 5 này, ở Ban Mê Thuột, tôi đã gặp được người trong mộng ước của mình. Người con gái tôi gặp ngày đó đã thành người tôi yêu suốt đời. Người đó đã trở thành mẹ của 4 đứa con tôi, đã thành bà của 5 đứa cháu tôi. Hơn thế nữa, người đó, với tôi còn là một người vợ chung thủy, đồng thời là một người bạn tri kỷ không ai thay thế được.

Tóm lại, từ lâu lắm rồi, tháng 5, với tôi đã trở thành một tháng thần tiên, trừ ra một tháng 5 thật là đáng ghét, nhưng tôi cũng không thể nào quên nó được, đó là tháng 5 năm 1975.

Tôi đã sống qua những ngày đau thương của cái tháng 5 năm ấy, đã bị giằng co bởi những quyết định sống còn của cuộc đời mình, đã xuôi tay chấp nhận cái chết, và đã chứng kiến những cảnh chia ly não lòng.

Tháng 5 năm 1975 trên toàn cõi Việt-Nam không còn tiếng súng giao tranh, nhưng có những người đi không thấy về.

Sáng 1 tháng 5 năm 1975 tôi lang thang trong vùng Ngã Bảy Chợ-Lớn, trên đường tìm về nhà mẹ tôi.

Ngày hôm trước đơn vị của tôi đã bị đánh tan. Ðêm qua, sau khi trốn thoát một cuộc truy sát của kẻ thù, tôi vào tá túc trong nhà một người quen nằm trên đường An-Bình, Chợ Lớn.

Tới trưa 1 tháng 5 tôi mới về tới nhà. Vậy mà chỉ vài giờ sau đã có lệnh kêu tôi sáng mai phải có mặt ở văn phòng liên gia trưởng khu phố để khai báo lý lịch.

Sáng 2 tháng 5 năm 1975, tôi rời nhà ra chợ tìm tới văn phòng liên gia trưởng. Văn phòng liên gia là một căn nhà nhỏ vách phên, lợp tranh, nằm sát bên một hiệu tạp hóa lớn của người Hoa.

Lúc tôi tới văn phòng thì đã có vài vị cựu sĩ quan Quân- Lực Việt- Nam Cộng- Hòa hiện diện ở đây rồi. Những vị này là người cư trú trong liên gia này. Họ và ông liên gia trưởng có vẻ không lạ lẫm gì nhau.

Hình như chỉ có mình tôi là người xứ khác, không phải là dân Sài-Gòn. Vì đơn vị tôi bị tan hàng, nên tôi mới phải chạy về tá túc ở đây.

Nghe các ông sĩ quan nói chuyện, tôi được biết ông đứng ghi danh trước tôi là một trung úy An-Ninh Quân-Ðội, nhà ông này ở ngay đầu hẻm và cách nhà mẹ tôi chừng năm, sáu căn. Bên cạnh tôi là ông đại úy Không Quân ở cách nhà tôi ba căn. Sau lưng tôi là ông chủ tiệm gạo bên kia đường, ông này là đại úy sĩ quan Công Binh.

Ông liên gia trưởng khu phố TK9 phường Nguyễn Cảnh Chân mà mẹ tôi cư trú là bác Thọ. Nhà của bác Thọ cách nhà mẹ tôi một con hẻm nhỏ.

Vì là hàng xóm, hôm qua bác Thọ đã chứng kiến cảnh mẹ tôi khóc sướt mướt khi tôi bước vào nhà, nên vừa nhìn thấy mặt tôi, bác đã niềm nở,

– Bác có nghe má cháu nói cháu đi lính ngoài Miền Trung. Chắc cháu mới chạy về phải không? Cháu mau xưng tên họ để bác ghi vào sổ. Cháu là lính Ðịa Phương Quân phải không? Cháu là trung sĩ chứ gì? Cháu chỉ cần khai vắn tắt thôi! Quan trọng nhất là cái địa chỉ tạm trú phải khai cho đúng! Nếu Cách Mạng có lệnh gì thì bác cứ theo địa chỉ mà thông báo cho cháu.

– Thưa bác, bác ghi tên cháu là Vương Mộng Long, nhưng cháu không phải là trung sĩ…

Tôi nói chưa hết câu, “cháu không phải là trung sĩ mà là thiếu tá…” thì bác Thọ đã lớn tiếng phán một cách chắc chắn như đinh đóng cột,

– Cháu và thằng con bà hàng xóm nhà cháu ngang tuổi, ngang lớp với nhau, nó khai là trung sĩ thì cháu cũng là trung sĩ thôi, không thể khai là binh nhất hay binh nhì được đâu! Tội gian khai là nặng lắm đó!

Hai ông sĩ quan đứng bên tôi cũng gục gục đầu khuyên:

“Trung sĩ thì cứ khai là trung sĩ, có gì đâu mà phải sợ? Khai man hay giấu giếm cách gì thì người ta cũng phát giác ra thôi!”

Bác Thọ hất hàm ra lệnh cho anh thư ký,

– Số thứ tự 25 là Vương Mộng Long, cấp bậc trung sĩ Ðịa Phương Quân, địa chỉ TK9…

Tôi chưa kịp phản đối thì bác Thọ gọi người tiếp theo, đó là ông chủ tiệm gạo. Ông sĩ quan Công Binh này là một người cao to như một vị hộ pháp. Ông ta vừa bước lên là tôi bị văng sang bên ngay.

Trong lúc ông đại úy khai tên và đơn vị thì tôi thấy nơi cuối hàng có một bàn tay ai đó giơ lên vẫy gọi mình,

– Long! Long ơi! 

Tôi giơ tay vẫy lại,

 Chờ chút! Chờ chút

Rồi tôi sấn tới trước bàn giấy, cầm tay bác Thọ,

– Cháu có việc phải đi ngay! Yêu cầu bác đính chính lại số thứ tự 25 Vương Mộng Long là thiếu tá Biệt Ðộng Quân, không phải trung sĩ Ðịa Phương Quân!

Ông liên gia trưởng ngớ người ra,

– Cháu không nói đùa đấy chứ! Xóm mình từ xưa tới giờ làm gì có ai là sĩ quan cấp tá!

Tôi nghiêm mặt,

– Cháu nói thật đấy! 

Ông đại úy chủ tiệm gạo nheo mắt nhìn tôi rồi buột miệng,

– Ðù mạ! Giờ này mà còn hám danh! Khoa trương! Làm oai!

Chắc ông đại úy nghĩ tôi chỉ là một anh trung sĩ hám danh, man khai thành thiếu tá để lấy le nên ông ta lớn tiếng chửi thề cho bõ ghét.

Mấy vị sĩ quan đứng gần đó cũng cau mày, nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu và khinh bỉ.

Có lẽ vì thấy tôi có vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, lại ăn mặc không được chững chạc lắm, nên bà con cho rằng tôi chỉ là một hạ sĩ quan nhưng thích làm oai.

Chờ cho anh thư ký điều chỉnh xong lời khai báo của tôi, tôi chui ra khỏi đám đông để gặp người vừa vẫy tay gọi tên mình.

Thì ra đó là ông Thiếu tá Lương Ðình Chi, cựu Trưởng ty Cảnh-Sát Bà-Rịa, một người bạn vong niên của tôi. Nhà ông ta ở bên kia đường, ngay góc Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Biểu. Ông Chi vô tình ghé đây. Nhìn thấy tôi trong đám đông, nên ông ta giơ tay vẫy gọi. Ông ta cũng vừa tới văn phòng liên gia trưởng của ông để khai báo.

Ðâu ngờ, cái chuyện khai báo lý lịch xem ra thật đơn giản và không có gì đáng lo ngại, vậy mà nó che đậy một cái bẫy sập ghê gớm.

Chỉ với cái tên, cấp bậc và đơn vị mà chúng tôi khai với ông liên gia trưởng, đã đủ để những người Cộng-Sản có thể phát hiện ra những kẻ thù mà chúng cần truy cứu.

Chỉ ít bữa sau, một Thượng tá Trung đoàn trưởng của Sư Ðoàn 320A Cộng-Sản đã tới gõ cửa nhà tôi để thăm tôi.

Tôi và ông ta đã từng có vài lần đối đầu qua những trận đánh đẫm máu năm 1974 ở Tây Nguyên.

Cũng từ cái chuyện khai báo lý lịch mà chưa tới mười ngày kế đó, sáng 11 tháng 5 năm 1975, tôi đã trở thành một tù binh.

Mười ba năm sau, trên cái giấy ra trại của tôi đã ghi rõ ràng rằng: Ðương sự bị bắt ngày 11 tháng 5 năm 1975.

Hôm đó, tôi bị gọi lên văn phòng liên gia trưởng. Bác Thọ nhìn tôi ái ngại,

– Phường Nguyễn Cảnh Chân vừa nhận được lệnh nội nhật ngày 11 tháng 5 năm 1975 phải áp giải tên Vương Mộng Long lên giao nộp cho Ủy Ban Quân Quản Thành Phố Sài-Gòn Gia-Ðịnh.

Văn phòng phường không có xe, nên bác Thọ ra lệnh cho anh thư ký của liên gia chở tôi đi bằng xe gắn máy.

Tới Trại Lê Văn Duyệt của Biệt Khu Thủ Ðô, nay là trụ sở Ủy Ban Quân Quản Thành Phố Sài-Gòn Gia-Ðịnh của Việt-Cộng, tôi xuống xe rồi tự động đứng lẫn vào đám người đang tụ tập trước sân cờ.

Hôm đó, có khoảng vài trăm quân nhân viên chức Việt-Nam Cộng-Hòa bị tập trung về từ nhiều nơi quanh Sài-Gòn. Họ được chở trên những quân xa đủ loại. Người xuống hết, xe chạy đi, nối đuôi nhau. Chỉ có mình tôi tới đây bằng xe hai bánh do người khác cho quá giang.

Trong số những người hiện diện trong sân, tôi thấy Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo, Chuẩn tướng Lê Trung Tường và mấy vị tướng khác, cùng vài người quen của tôi như Trung tá Nguyễn Hiệp, Trung tá Nguyễn Ðỗ Tước, Thiếu tá Hồ Văn Hòa, Thiếu tá Lương Ðình Chi, và Trung sĩ Thông Dịch Viên người Hoa là Huỳnh Cẩm Lường.

Chúng tôi đứng trước sân chờ nghe cái loa treo trên cột cờ kêu tên mình để vào trình diện một trong số những căn phòng đánh số thứ tự A, B, C, D…X, Y, Z… nằm ở tầng trệt của dãy nhà lầu phía sau.

Tôi được gọi tên để vào làm việc trong căn phòng nơi cửa có cái bảng carton cỡ 40X40 cm ghi chữ «Z” thật to bằng sơn đen, nằm ở đầu hồi.  Phòng có cái bảng chữ «Z» là nơi tiếp quản của Quân Khu 5 Cộng-Sản. Quân Khu 5 Cộng-Sản bao gồm lãnh thổ các tỉnh từ Quảng-Trị tới Phú-Yên. (Chữ Z= phát âm là Zét)

Văn phòng này do bốn cán binh Việt-Cộng phụ trách. Bốn tên cán binh này mặc quân phục xanh, không đeo phù hiệu hay quân hàm, và cũng không vũ trang.

Có khoảng trên dưới hai chục người được gọi vào phòng Z. Mỗi người được phát một tờ giấy in roneo gọi là bản tự khai, chỉ có mấy dòng:

1) Họ tên

2) Cấp bậc, chức vụ

3) Ðơn vị và nơi đồn trú.

4) Thời gian phục vụ ở địa bàn Quân Khu 5 từ năm nào tới năm nào?

5) Ðịa chỉ cư trú và liên lạc hiện nay

Dưới đó là ngày tháng và ký tên.

Công việc ghi chép những câu trả lời 5 mục nêu trên và ký tên diễn ra không tới một giờ.

Tiếp theo là giai đoạn khẩu vấn, công việc này cũng chỉ nhằm mục đích xác nhận xem chúng tôi có đúng là người mà Quân Khu 5 cần tiếp quản hay không.

Từng người trong chúng tôi phải lần lượt đối diện với bốn thẩm vấn viên để trả lời những câu hỏi liên quan tới từng đề tài khác nhau như quê quán, tôn giáo và gia cảnh.

Kết thúc buổi thẩm vấn, tên cán bộ trưởng toán xoa tay cười khẩy, rồi đẩy mấy tờ giấy ghi lời khai của tôi ra trước mặt tôi,

– Ðược rồi! Anh đọc lại đi! Có gì cần sửa thì trình cho tôi. Tôi có cho phép anh thì anh mới được sửa. Nghe rõ chưa?

Tôi liếc qua những dòng chữ đã ghi trên bản tự khai rồi lắc đầu,

– Tôi không muốn sửa chữa điều gì cả.

Nghe vậy, tên Việt-Cộng vội xếp tờ giấy tự khai của tôi vào cái bìa cứng rồi đưa tay ra cho tôi bắt,

– Anh có thể đi về, nhớ đúng 8 giờ sáng mai lại vào đây trình diện!

Ra khỏi phòng, tôi đi một vòng quanh trại để tìm người quen, thì được tin Trung tá Nguyễn Hiệp, Thiếu tá Hồ Văn Hòa, Thiếu tá Lương Ðình Chi, đã bị còng tay chở đi rồi.

Trung tá Nguyễn Ðỗ Tước và ông Thông Dịch Viên người Hoa là Huỳnh Cẩm Lường còn ở trong phòng nào đó chưa ra.

Sáng 12 tháng 5 tôi leo lên Honda chạy một lèo tới Ủy Ban Quân Quản Thành Phố Sài-Gòn Gia-Ðịnh.

Gửi xe xong, tôi bước vào trại để tới phòng Z; đã có nhiều quân nhân khác nhanh chân hơn tôi; họ có mặt trong sân doanh trại từ sáng sớm.

Vào phòng, tôi mới hay, sau buổi thanh lọc ngày hôm qua đã có nhiều người được trả tự do vì lời khai của họ không phù hợp những chi tiết mà Quân Khu 5 đã nêu ra.

Hôm nay, trong phòng Z chỉ còn lại đúng bảy (7) người.

Chúng tôi không phải khai báo gì hơn, chỉ ngồi tán gẫu với nhau thôi.

Những cán binh phụ trách công việc tiếp quản chúng tôi cũng vui vẻ nói chuyện với chúng tôi không chút ngại ngùng. Qua vài câu trao đổi, chuyện trò, tôi được biết, hai trong số bốn cán bộ Cộng-Sản này là người Thanh-Hóa, một là dân Hà Nam Ninh, một là dân Hải-Hưng (tỉnh Hải Hưng là tên do hai tỉnh sáp nhập Hải Dương và Hưng Yên) Biết tôi là dân Hải Dương nên người bộ đội Cộng-Sản quê Hải-Hưng hay nhìn tôi với vẻ mặt nửa lưu luyến, nửa ái ngại và khó hiểu.

Buổi trưa chúng tôi được phép túa ra đường kiếm cơm cháo, mì, phở, một giờ sau sẽ quay trở lại.

Bên kia đường là một dãy quán hàng bán đồ ăn. Thấy một ông từ phòng Z dẫn theo vài ông khác chui vào một cái lều bên đường, tôi cũng chui vào theo.

Trong lều là một gánh cháo lòng do một bà tuổi trung niên làm chủ.  Chúng tôi theo nhau, bảy người, ngồi trên hai cái ghế dài của học trò.

Chỉ qua mấy phút tâm sự, tôi đã biết lý lịch của sáu ông bạn mới. Sáu ông này gồm có một Thiếu úy Trung đội trưởng Thám Báo Tỉnh, một thẩm vấn viên của Trung Tâm Thẩm Vấn Quân Ðoàn II, hai ông sĩ quan Ban 2 Chi Khu, một Trưởng Lưới Mật Báo Viên và một nhân viên phản gián của Ủy Ban Phượng Hoàng.

Ông chồng bà bán quán là Trung sĩ Trưởng Lưới Mật Báo Viên của Tiểu Khu Bình-Ðịnh tên là Huỳnh Thanh Bền. Ông Trung sĩ Bền là một hạ sĩ quan Ðồng Hóa.

Từ ngày thứ ba, tôi không còn phải tốn tiền gửi xe Honda, tôi khóa xe, rồi để xe ngay vách quán của bà vợ ông Bền.

Trung sĩ Bền lớn hơn tôi mười tuổi, vợ ông cũng lớn hơn tôi bảy tuổi. Anh chị Bền có ba đứa con, cháu lớn là con gái 19 tuổi, đang học Sư Phạm, hai đứa kế tuổi 15 và 13 đang học trung học.

Nhà anh chị Bền ở gần Quân-Lao Gò-Vấp.

(còn tiếp)

Chuyến xe tháng 5 (kỳ 2) - Vương Mộng Long -

Lời giới thiệu: 

Tháng 5 năm 1975 chiến tranh đã hoàn toàn chấm dứt. Trên toàn cõi Việt-Nam không còn nghe bom nổ, không còn thấy đạn bay. Nhưng giữa tháng 5 năm 1975 cũng có những cựu chiến binh Việt-Nam Cộng-Hòa đã bị đem đi mất biệt, mãi mãi không về…

Anh chị Bền là người Nam chính gốc, còn tôi lại là dân Bắc (Di Cư) chính gốc; vậy mà chỉ qua vài ngày sơ giao chúng tôi đã thấy thân thiết nhau.

Vợ chồng Trung sĩ Bền coi tôi như em, ba đứa con của anh chị Bền thì gọi tôi là “Chú Long”

Ngoài tên ông Bền ra, tới nay tôi chỉ còn nhớ, ông Thiếu úy Thám Báo tên là Bổn, một ông sĩ quan Ban 2 chi khu tên Nghĩa, ông phản gián tên Phụng; tên của hai người còn lại thì tôi quên mất rồi.

Những ngày sau đó cũng có vài người tới trình diện phòng Z, nhưng chỉ qua vài chục phút tiếp xúc thẩm vấn là họ được cho về. Quân số phòng Z hầu như cố định 7 người. Chúng tôi cứ 8 giờ sáng có mặt, cùng nhau tán gẫu, 6 giờ chiều lại chia tay, sau khi nghe một hồi kẻng báo giờ phát đi từ giữa sân cờ.

Hàng ngày, nhân dịp đi loanh quanh trong sân, tôi được biết những phòng đánh số khác cũng là chỗ quy tụ những quân nhân đặc biệt được gọi về chờ các cơ quan quân sự địa phương tới tiếp nhận.

Sau vài bữa, đã có nhiều bảng 40X40 cm được tháo gỡ, chỉ còn lác đác vài phòng là còn người đi vào, đi ra.  Chắc những người bị gọi tập trung thanh lọc trong những phòng bỏ trống đó đã được các cơ quan quân sự địa phương đem đi hết rồi.

Một hôm tôi đang trên đường từ nhà vệ sinh công cộng trở về phòng Z thì thấy tên cán binh người Hải Hưng đang đứng chờ tôi dưới một gốc phượng đầy xác hoa.

Y ngoắc tay ra dấu cho tôi đi ra đằng sau dãy nhà ngang. Mắt y đảo quanh một cái thật nhanh rồi nhỏ giọng, vừa đủ cho tôi nghe:  

“Anh Long à! Nếu anh mà bị đưa về Quân Khu 5 thì khó toàn mạng đó! Có trốn được thì trốn đi! Cố gắng kín miệng, đừng cho ai biết tôi đã nói với anh điều này!”

Tôi chưa mở miệng nói được tiếng nào thì y đã hấp tấp phẩy tay đuổi tôi đi.

Suốt ngày hôm đó tôi cứ băn khoăn suy nghĩ. Cứ theo lời tên cán binh này thì chắc chắn tôi nằm trong số những nhân vật đặc biệt mà Quân Khu 5 Cộng-Sản nhắm vào.

Chắc chắn tình trạng của tôi và những anh bạn cùng phòng sẽ lành ít dữ nhiều trong những ngày sắp tới.

Tối đó, về tới nhà, nhìn thấy 3 đứa con nheo nhóc, đứa lớn nhất mới 3 tuổi rưỡi, đứa thứ nhì 2 tuổi rưỡi, đứa thứ ba vừa chập chững biết đi, vợ tôi lại đang mang bầu sắp tới ngày sinh, tôi không dám nghĩ tới chuyện bỏ vợ con mà đi trốn.

Ngày Ban Mê Thuột thất thủ tôi những tưởng vợ chồng tôi sẽ chẳng còn gặp lại nhau. Trong những ngày khói lửa ở Ban Mê Thuột, một quả bom từ máy bay thả xuống giữa phố, đứa con gái lớn của tôi đã bị một mảnh bom ghim vào cánh tay. Hơn hai tháng nay vết thương trên tay con tôi còn đau, mảnh bom còn nằm trong cánh tay nó. Nay mẹ tôi vừa đón được vợ tôi và 3 đứa bé về Sài-Gòn chưa được mấy ngày, tôi đã bị cấm túc.

Suy đi, tính lại, dù gì thì hiện giờ đêm đêm tôi vẫn nhìn thấy vợ thấy con, còn hạnh phúc.

Thôi đành kệ! Ai sao mình vậy! Ngày mai muốn ra sao thì ra!

Tuy thế, trong thâm tâm, tôi vẫn lo lắng không yên.

Tôi cũng không dám chia sẻ những gì mà tên cán bộ Việt-Cộng đã tiết lộ cho tôi, vì thời buổi này tôi không tin ai, lỡ mình phơi bày tâm tư cho người ta biết, người ta quay sang phản mình, đi tố cáo mình để lập công thì mình chết chắc.

Tuy vậy, tôi thấy trong hoàn cảnh này, chính tôi và những người đồng cảnh của tôi cũng rất cần những sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Trưa hôm sau, vào giờ ăn trưa, trong quán cháo của bà Bền, tôi đứng lên hỏi ý mấy ông bạn cùng phòng,

– Các bác ơi! Nếu bất ngờ tụi mình bị đưa đi chỗ khác thì các bác có cách gì báo tin cho gia đình biết?

Vừa nghe tôi hỏi, ông Huỳnh Thanh Bền đã nói ngay,

– Các ông cứ chuẩn bị sẵn một lá thư có địa chỉ gia đình rồi giao cho bà xã tôi cất. Ngày nào mình bị bốc đi thì nhà tôi sẽ chuyển thư của quý vị tới tận nhà để thân nhân quý vị biết mình đã đi khỏi đây rồi.

Anh Thiếu úy Thám Báo Tỉnh bổ sung thêm,

–  Tôi có ý kiến là các ông nên viết sẵn một lá thư mở đầu với câu: Nhờ ai nhặt được thư này thì ghi giùm địa danh nơi thư này rơi, rồi gửi nó về địa chỉ của gia đình tôi ở địa chỉ sau đây…Ða tạ! 

Sau đó các ông cuốn lá thư trong một tờ giấy bạc 500. Tới địa điểm mới thì mình đánh rơi thư này. Thấy tiền, người ta sẽ lượm, rồi có thể, người ta sẽ giúp gửi thư đi cho mình, gia đình mình sẽ biết mình bị đưa đến đâu.

Tôi nghĩ thầm:

Công nhận ông Bổn Răng Vàng này đa mưu thật!”

Anh chàng Thiếu úy Bổn là người ăn nói rất lưu loát, miệng anh ta lại có cái răng nanh bịt vàng, quen nhau rồi, tôi cứ gọi anh ấy là “Bổn Răng Vàng”.

Thế là sáng hôm sau trước giờ chúng tôi trình diện ở phòng Z thì trong túi bà vợ ông Huỳnh Thanh Bền đã có 6 lá thư nhắn tin, và trong túi của 7 anh em trong phòng Z đều có sẵn một cuộn giấy tròn như cái pháo tép, bên ngoài lá thư được bao bởi tờ giấy bạc 500 đồng do Ngân Hàng Quốc Gia Việt-Nam phát hành.

Một buổi chiều giữa tháng 5, tôi vừa mở khóa chiếc Honda chuẩn bị đi về thì một người khách qua đường dừng chân bên quán cháo lòng,

– Ðại ca! Ðại ca!

Tôi quay mặt lại, nhận ra ngay người vừa gọi mình là ông Trung úy Ðại đội trưởng một Ðại Ðội Ðịa Phương Quân của tỉnh Bình-Long. Suốt trận Xuân-Lộc tháng 4 năm 1975, đơn vị Ðịa Phương Quân của ông này đã nằm dưới quyền chỉ huy của tôi. Tôi và ông trung úy này chia tay nhau chiều 23 tháng 4 tại căn cứ Long-Bình.

Ông trung úy người Cái Sắn nắm tay tôi thật chặt,

– Em đi kiếm đại ca cả tuần nay. May quá giờ gặp rồi! Gặp rồi!

Tôi cũng cảm động,

– Chú bình an chứ? Ði đâu đây? Kiếm anh làm gì vậy?

Người đàn em ghé tai tôi thì thầm,

– Ðại ca ơi! Về Cái Sắn với em! Ba ngày nữa tụi mình sẽ vượt qua Cao Miên rồi trốn sang Thái Lan. Em có đường dây đưa đi an toàn trăm phần trăm. Ðại ca đi với em nhé! Gia đình em sẽ trang trải hết mọi phí tổn cho anh em mình!

Thật bất ngờ, nhưng tôi vẫn còn tỉnh trí. Tôi buồn rầu nói,

– Anh không đi được! Tình cảnh gia đình của anh không cho phép! Chú đi một mình đi! Chúc chú thượng lộ bình an! 

Từ ấy tôi không rõ người anh em này phiêu dạt nơi đâu. Tôi luôn cầu mong cho chú ấy luôn luôn gặp những điều may mắn.

Vậy là, trong khoảng thời gian không đầy nửa tháng sau chiến tranh tôi đã có những cơ duyên được bạn bè và cả người phía bên kia giúp đỡ. Nhưng tôi đã không dám hành động để tự cứu mình. Thời gian này, hầu như tôi đã xuôi tay, nhìn cái thòng lọng cứ từ từ siết chặt dần quanh cổ mình.

Thế rồi…

Sáng 20 tháng 5 tôi vòng xe sang đường Lê Thánh Tôn để mua một ổ bánh mì thịt, rồi chạy thẳng lên Tòa Ðô Chánh để cho anh Thiếu úy Thám Báo Tỉnh quá giang. Nhà anh này ở trong con hẻm cách Toà Ðô Chánh chừng một trăm thước. Anh này không có xe, cả tuần lễ nay anh ta phải tới Trại Lê Văn Duyệt bằng hai chặng xe Lamb chuyển tiếp.

Ba tuần lễ sau ngày Miền Nam sụp đổ, Tòa Ðô Chánh Thủ Ðô Sài-Gòn đã có bộ mặt mới, với lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam to tổ bố cùng toán bộ đội nón cối, dép râu ôm súng AK47 gác trước cổng.

Tới cổng Tòa Ðô Chánh, tôi giảm ga cho xe chạy từ từ theo bảng chỉ đường giới hạn 5 Km/ Giờ.

Ðoàng! Ðoàng! Ðoàng!”

bất thình lình, một tên bộ đội Việt-Cộng từ hiên Tòa Ðô Chánh nhảy ra giữa phố.

Tên Việt-Cộng này có lẽ là sĩ quan, vì bên hông y có đeo một cái cặp da tòn ten.

Y giơ một tay chận xe tôi lại, tay kia giương cao khẩu K54 bắn ba phát chỉ thiên, miệng la,

– Ðứng lại! Ðứng lại!

Chẳng hiểu chuyện gì, tôi vội răm rắp tuân lệnh của người cầm súng, tấp xe vào lề đường, thắng lại.

Thằng Việt-Cộng chĩa súng ngay đầu tôi, rồi nhảy lên, ngồi trên yên sau, miệng y hét lớn,

– Anh khẩn trương chở tôi lên Bộ Tổng Tham Mưu Ngụy! Nhanh lên! Nhanh lên!

Tôi im lìm nhấn chân sang số, xe đi tới.

Chạy được vài chục thước, tôi thấy trước mặt, bên đường, là anh bạn Bổn Răng Vàng, Thám Báo Tỉnh. Tôi đạp thắng cho xe chạy chậm lại, thì thằng Việt-Cộng hét to,

– Ði! Ði! Cấm dừng!

Thấy một thằng Việt-Cộng vừa kê súng vào đầu tôi, vừa la hét oang oang, ông Thiếu úy Thám Báo Tỉnh cũng hoảng hồn, vội vàng bước thối lui vào lề đường.

Thế là tôi phải vặn tay tăng ga cho chiếc Honda vọt lên. Bạn tôi đứng ngẩn người nhìn theo.

Tôi đâu có biết đường nào lên Tổng Tham Mưu? Tôi cứ chạy vòng vo trong khu Yên Ðổ, Hai Bà Trưng hoài.

Thấy thế, thằng Việt-Cộng lớn tiếng ra lệnh,

– Anh chạy theo lệnh tôi! Chạy thẳng! Rẽ phải! Rẽ trái! Chạy thẳng! Rẽ phải! … 

Xe qua cầu Trương Minh Giảng một lúc lâu mới tới Bộ Tổng Tham Mưu…

“Kia rồi! Dừng lại!”

image.png
Vương Mộng Long và Mẹ tháng 4 năm 1993

Hóa ra một thằng Việt-Cộng vừa ra khỏi rừng mấy ngày mà đã thông thuộc đường sá Sài-Gòn hơn một thiếu tá tiểu đoàn trưởng Biệt Ðộng Quân Vùng 2 của Việt-Nam Cộng-Hòa!

Tới cổng sau của Bộ Tổng Tham Mưu, tôi tưởng mình thoát nạn, nào ngờ,

– Anh đỗ xe ở đây! Không được thoái bộ! Chờ tôi họp xong, tôi sẽ quay ra! Nghe rõ chưa?

Y chỉ chỗ cho tôi tắt máy và đậu xe sát vọng gác bên hông của Bộ Tổng Tham Mưu rồi ra lệnh cho mấy tên bộ đội trong điếm canh,

– Tôi giao cho các đồng chí nhiệm vụ quản chế anh này! Giữ anh ta tại đây cho tới khi hội họp xong tôi sẽ trở ra. Nếu anh ta thoái bộ thì các đồng chí cứ việc bắn! Ðừng bắn chết là được! Cứ bắn gãy chân thôi! Nghe rõ chưa?

Tôi ngồi xuống bờ cỏ bên vọng gác, móc túi lấy điếu thuốc Ruby ra hút đốt thời giờ. Tôi hút tới điếu thuốc thứ ba mà tên cán binh Việt-Cộng vẫn chưa ra. Ðã tới 8 giờ, giờ điểm danh của ban tiếp quản Quân Khu 5, mà tên Việt-Cộng vẫn chưa ra.

Tôi mon men tới bên vọng gác,

– Anh bộ đội ơi! Ðã tới giờ tôi phải có mặt ở Ủy Ban Quân Quản Thành Phố, tôi có thể đi được không? 

“Crách! Crách!” cùng với tiếng lên cò súng là khẩu lệnh,

– Ngồi xuống đó! Cấm di chuyển! Anh mà bước khỏi đây một bước là tôi bắn!

Thế là tôi đành ngồi xuống.

Tôi dự trù nếu thằng cán binh ác ôn mà trở ra, tôi sẽ đòi nó ký cho tôi tờ giấy chứng nhận lý do vì sao tôi tới phòng Z trình diện trễ.

Thoáng chốc mặt trời đã tới đỉnh đầu. Sài-Gòn tháng Năm trời vừa nắng cháy da, vừa ẩm ướt hầm hầm như đang trông chờ những cơn mưa bóng mây.

Gặm xong ổ bánh mì thịt, tôi thấy cổ khô ran, khát nước. Tôi lại mon men tới bên vọng gác,

– Anh bộ đội ơi! Tôi xin phép đi sang bên kia đường để mua nước uống có được không?

– Ngồi xuống đó! Ði là tôi bắn! Không có nước nôi gì hết! Nghe rõ chưa?

Tới hai giờ chiều thì bụng tôi căng như cái trống, tôi lại mon men tới bên vọng gác,

– Anh bộ đội ơi! Tôi xin phép vào nhà xí của trại để đi tiểu tiện có được không?

– Cần gì phải vào nhà xí! Anh cứ ngồi xuống vạch cu ra mà đái! Không ai thèm nhìn anh đái đâu!

Cố nín thêm chừng một giờ sau nữa, tôi cũng đành phải mở nút quần. Tôi nhắm mắt, đái đại ngay trên lề cỏ bên đường.

Ðồng hồ tay của tôi chỉ đúng 4 giờ chiều thì tên cán bộ mới xuất hiện. Vừa phóng lên yên sau, y đã hối,

– Khẩn trương lên! Họp hành gì mà lâu quá! Tôi đói lắm rồi! Anh mau mau chở tôi về lại Tòa Ðô Chánh! Mau lên! Mau lên!

Trên đường về, thằng Việt-Cộng không còn kê súng lên đầu tôi nữa.

Vì đã biết đường đi, nên lúc về tôi không bị lạc. Tới cổng Tòa Ðô Chánh tên cán bộ xuống xe, rồi mở cái cặp da,

– Anh tính tiền xe ôm thuê bao cả ngày hôm nay là bao nhiêu? Tôi sẽ trả cho anh! Anh làm việc có lương tâm lắm! Tôi tuyên dương anh đấy!

Thì ra thằng Việt-Cộng này tưởng lầm tôi là một anh chạy xe ôm! Tôi nói,

– Anh nhầm rồi! Tôi không phải xe ôm! Nhưng thôi! Anh không cần trả tiền tôi, mà hãy ký cho tôi cái giấy chứng nhận rằng anh đã trưng dụng tôi chạy xe đưa anh đi công tác suốt ngày nay để tôi xuất trình cho Ủy Ban Quân Quản Thành Phố. 

Nghe tôi nói, tên cán bộ hơi ngẩn người ra một giây, rồi nhẹ giọng,

– Vậy thì xin lỗi anh nhé! Ðược rồi! Tôi sẽ ký giấy làm chứng cho anh.

Nói xong, y mở cái cặp da, rút ra một quyển sổ công lệnh của Quân Khu 7, tờ nào cũng có con dấu đỏ chót.

Y xé một tờ rồi ghi trên đó mấy chữ:

“Chứng nhận đã sử dụng nhân công này từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều ngày 20 tháng 5 năm 1975” 

Y ký tên rồi đưa tờ công lệnh cho tôi,

– Ði đi! Yên chí sẽ không có ai làm khó dễ anh đâu!

Quá 5 giờ chiều tôi mới tới cái lều bán cháo lòng của chị Bền. Thấy tôi, chị Bền lo lắng hỏi,

– Ủa! Sao giờ này chú mới tới? Trưa nay anh Bền và mấy ông phòng “ZÉT” không ra ăn cơm. Chú vào trong đó xem có gì lạ thì ra báo cho chị hay.

Tôi khóa xe rồi đi vào trại. Khu doanh trại của bộ đội vẫn sinh hoạt bình thường. Dãy nhà ngang là khu tiếp quản chỉ còn một phòng Y là có người. Phòng Z cửa cũng mở toang, cái bảng carton 40X40 cm có chữ “Z” đã bị gỡ bỏ, trong phòng không thấy bóng dáng ai.

(còn tiếp)

TỔNG LƯỢC VỀ TRẬN ĐÁNH TÁI CHIẾM CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ Chu Tất Tiến.

Tháng 12, năm 2020, một nhóm người trẻ thuộc thế hệ thứ 2 đã xin được sự đồng thuận 5/5 của thành phố Westminster cho phép xây dựng Tượng Đà...